Khám phá sức mạnh chơi game trên smartphone giá rẻ Redmi 13C
Theo PhoneArena, một báo cáo mới đây từ công ty an ninh mạng Kaspersky đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một làn sóng tấn công độc hại nguy hiểm nhắm vào thông tin tài chính cá nhân. Theo đó, có tới 26 triệu thiết bị trên toàn cầu đã bị nhiễm mã độc chuyên đánh cắp dữ liệu thẻ ngân hàng, bao gồm cả mật khẩu và các thông tin nhạy cảm khác.Loại phần mềm độc hại này được phân loại là 'infostealer' và hoạt động đúng như tên gọi của nó. Chúng xâm nhập vào thiết bị của người dùng, bí mật thu thập dữ liệu quan trọng như số thẻ ngân hàng, thông tin đăng nhập và các thông tin cá nhân khác. Kaspersky ước tính rằng chỉ riêng trong năm 2023 và 2024, đã có 25 triệu người dùng trở thành mục tiêu của loại tấn công này.Đáng lo ngại hơn, báo cáo cho thấy cứ 14 thiết bị bị nhiễm 'infostealer' thì có 1 thiết bị bị đánh cắp dữ liệu thẻ ngân hàng. Trong giai đoạn 2023 - 2024, ước tính có khoảng 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên các diễn đàn tin tặc.Mối đe dọa từ infostealer không chỉ giới hạn ở việc đánh cắp số thẻ. Chúng còn nhắm đến các dữ liệu quan trọng giúp xác minh danh tính người dùng như mật khẩu, cookie trình duyệt và các thông tin tương tự. Những dữ liệu này sau đó được rao bán trên web đen, gây ra những hậu quả khôn lường cho người dùng.Infostealer thường được ngụy trang dưới dạng các phần mềm hợp pháp, chẳng hạn như các phần mềm gian lận trong game, phần mềm bẻ khóa, hoặc các ứng dụng hấp dẫn khác. Người dùng vô tình tải về và cài đặt, vô hình trung mở đường cho phần mềm độc hại xâm nhập vào thiết bị.Ngoài ra, infostealer còn lây lan qua các hình thức lừa đảo trực tuyến (phishing) như email giả mạo, tin nhắn chứa liên kết độc hại, hoặc các trang web bị nhiễm. Báo cáo của Kaspersky chỉ ra một số 'gương mặt' nổi bật trong số các loại infostealer:Báo cáo này một lần nữa mang đến lời cảnh tỉnh về tình trạng tấn công mạng ngày càng trở nên tinh vi và nguy hiểm. Đồng thời, việc nâng cao cảnh giác và chủ động bảo vệ thông tin cá nhân là vô cùng cần thiết để tránh trở thành nạn nhân của tội phạm mạng.Xá lợi là gì, ý nghĩa đảnh lễ xá lợi Đức Phật theo góc nhìn của các trụ trì
Giờ đây, không ai dám chắc Nhà Trắng dưới thời ông Donald Trump sắp tới sẽ duy trì khuôn khổ gặp gỡ, đối thoại và tham vấn ba bên này. Lâu nay, ông Trump không mặn mà với các khuôn khổ diễn đàn không phải là song phương, không coi trọng việc gây dựng cục diện chính trị an ninh mới ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương theo kiến trúc và dưới sự dẫn dắt của Mỹ như ông Biden.Hình thành và thúc đẩy cơ chế đối thoại ba bên giữa Mỹ với Nhật Bản và Philippines về chính trị an ninh, quân sự và quốc phòng là một trong những dấu ấn đối ngoại nổi bật của ông Biden trong nhiệm kỳ sắp kết thúc cùng với việc người này nâng tầm quan hệ đồng minh quân sự chiến lược của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc và đạt thỏa thuận ba bên Mỹ - Anh - Úc (AUKUS).Với cuộc gặp vừa qua cùng ông Ishiba và ông Marcos, Tổng thống Biden chủ ý khẳng định dấu ấn riêng này và đồng thời củng cố ý nghĩa chiến lược quan trọng của khuôn khổ diễn đàn hợp tác ba bên giữa Mỹ với Nhật Bản và Philippines đối với lợi ích chiến lược cơ bản trước mắt cũng như lâu dài của Mỹ ở khu vực Đông Á, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đối với việc đối phó Trung Quốc. Khuôn khổ diễn đàn này được củng cố càng vững chắc và chứng tỏ càng thiết thực thì càng khó có thể bị ông Trump sao nhãng hoặc hủy bỏ. Vì khuôn khổ này thực sự có lợi cho Mỹ, nên chắc ông Trump sẽ không xóa sổ nó mà vận hành nó theo cách khác để tạo dấu ấn riêng.
Húng Láng, hương bay về đâu?
Trong cuộc phỏng vấn, ông Zelensky cho rằng Ukraine khó tồn tại trước các cuộc tấn công của Nga nếu không được Mỹ giúp đỡ về quân sự.Bên cạnh đó, tổng thống Ukraine nhấn mạnh ông không muốn nghĩ đến việc phải chiến đấu với Nga mà không được Mỹ hỗ trợ và viễn cảnh không còn là đối tác chiến lược của Washington nữa.Cuộc phỏng vấn diễn ra trong bối cảnh chính quyền Mỹ thể hiện ý muốn chấm dứt sớm chiến sự và châu Âu phải đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ Ukraine.Phó tổng thống Mỹ J.D. Vance đã gặp Tổng thống Zelensky tại Munich trong ngày 14.2. Tuy nhiên, Reuters đưa tin cuộc gặp kết thúc mà không có công bố nào về thỏa thuận khoáng sản giữa hai nước.Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã đưa ra dự thảo thỏa thuận trong chuyến thăm Kyiv mới đây nhưng phía Ukraine được cho là đã bày tỏ lo ngại về thỏa thuận mang tính một chiều này.Thông báo trên mạng xã hội X, Tổng thống Zelensky cho hay “Các nhóm của chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc về thỏa thuận”, nhấn mạnh đã có cuộc gặp tốt đẹp với Phó tổng thống Vance. Ông Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng tiến nhanh hết sức có thể đến nền hòa bình thật sự và được đảm bảo.
Mặc dù sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh, nhưng người lớn tiêu thụ có thể gặp rủi ro, nhất là nếu mua từ người lạ. Sữa mẹ mua trực tuyến có thể bị pha trộn hoặc bảo quản không đúng cách gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thậm chí có thể mang các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV và giang mai.
9 đồ uống nóng mùa thu ngon mà không béo, thử là mê
Cuộc tọa đàm nhân Ngày Bắc Âu 2025 được thực hiện theo chủ đề "Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam", theo thông tin từ đại sứ quán các nước Bắc Âu ở Hà Nội. Các bên đã góp phần chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn về hệ thống quản trị minh bạch, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân, tạo điều kiện tăng trưởng bứt phá về kinh tế và phát triển xã hội nhanh, bền vững. Tại buổi tọa đàm, PGS-TS Dương Trung Ý, Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đánh giá cao kinh nghiệm lãnh đạo và quản trị quốc gia theo mô hình Bắc Âu, theo đó chú trọng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và quản trị hiệu quả nhằm phát triển bền vững xã hội. Ông cho rằng mô hình Bắc Âu rất hữu ích cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.Các quốc gia Bắc Âu từ lâu đã được công nhận trên toàn cầu với hệ thống quản trị hiệu quả và có tính thích ứng cao, mang lại những bài học giá trị về đổi mới, minh bạch và xây dựng niềm tin công chúng. Và các phiên thảo luận đi sâu vào các chủ đề quan trọng như chuyển đổi số trong hành chính công, phân cấp quản lý và thúc đẩy văn hóa đổi mới, cải tiến liên tục.Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi nhận định công tác quản trị đạt hiệu quả cao nhất khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm. "Việc chia sẻ những kinh nghiệm này sẽ giúp tất cả chúng ta cùng tiến xa hơn trong việc nâng cao chất lượng hành chính công trên phạm vi toàn cầu", theo đại sứ.Về phần mình, Đan Mạch nhiều năm liền luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về chính phủ điện tử. Thành công của Đan Mạch cho thấy chuyển đổi số không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cộng đồng dân cư, nâng cao hiệu quả dịch vụ công, mà còn tăng cường lòng tin vào thể chế và thúc đẩy sự tham gia của công dân, Đại sứ Đan Mạch Nicolai Prytz cho biết. Còn Đại sứ Phần Lan Keijo Norvanto khẳng định nước này là quốc gia đi đầu trong việc đảm bảo tính minh bạch, độ tin cậy và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, qua đó xây dựng một hệ thống quản trị bền vững, lấy người dân làm trung tâm.Bên cạnh đó, mô hình quản trị của Na Uy tập trung vào việc cân bằng giữa chính quyền trung ương và địa phương, đồng thời khuyến khích sự tham gia của người dân nhằm kiến tạo các hệ thống quản trị toàn diện và thích ứng hơn.Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken nhấn mạnh: "Chúng tôi đã chứng kiến giá trị to lớn của việc huy động sự tham gia của người dân vào việc tạo ra các cơ chế quản trị linh hoạt hơn. Thông qua việc trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ ý tưởng, chúng ta có thể cùng nhau hướng tới một nền hành chính công hiệu quả và có trách nhiệm hơn".